Điều hòa, máy giặt hỏng oan chỉ vì quá bẩn

Anh Duy cho biết, khi các thiết bị điện “đình công” vì quá bẩn, nhiều người dùng vẫn cố bật đi bật lại, bật tăng công suất… khiến máy có thể bị hư hỏng nặng thêm, thậm chí không thể khôi phục lại nữa.


“Máy giặt này mình dùng vài năm nay, thấy trong lồng vẫn sạch nên thỉnh thoảng chỉ lau chùi bên ngoài, không thể ngờ bên trong nó bẩn đến mức đó”, chị Duyên kể.

Thợ sửa cho biết, vì bẩn két lại nên máy giặt không vắt được, trong khi động cơ vẫn cố gắng quay tạo sức ép khiến vòng bi bên trong bị vỡ. Chị Duyên phải tốn 700.000 thay vòng bi khác máy mới hoạt động trở lại.

Chị Thanh (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng tá hỏa khi thấy cả lớp bùn đóng bánh dày lúc thử thò tay vào vành cửa máy giặt lồng ngang nhà mình. Thông thường, thỉnh thoảng chị vẫn giặt không tải để làm làm sạch lồng giặt, rồi xả nước ở hệ thống lọc như hướng dẫn và tưởng chỉ thế là đủ.

“Hóa ra bên trong vành cửa rêu mọc đầy, đen sì, trông phát sợ. Tôi phải lấy nước cọ rửa nửa tiếng mới hết vì chỗ đó rất ngóc ngách”, chị nói.

Cũng vì bị quên khâu vệ sinh mà chiếc máy hút bụi nhà chị Thanh suýt phải đem bán đồng nát. Chị cho biết, thường cứ sau 3-4 lần hút bụi, chị sẽ lấy bộ lọc ra để xả tóc và rác thô.

Tuần trước, thấy máy hút mãi không sạch dù bật to hết cỡ, lại có tiếng kêu ù ù đinh tai, chị mới mở bộ lọc đựng rác ra soi kỹ, thì hoá ra bên trong ngoài ngăn đựng rác thô còn có một khoang gồm nhiều nếp gấp chứa toàn bụi mịn. Bụi nhét đầy các kẽ đó, chặt đến nỗi lấy chổi chuyên dụng cọ gần 20 phút mới hết. Sau khi làm sạch hết lớp bụi này, máy mới tiếp tục làm việc được.

Anh Tạ Ngọc Duy, thợ sửa chữa điện lạnh hơn 10 năm tại Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, các thiết bị điện gia đình bị hỏng có thể do lỗi về kỹ thuật, nhưng lý do hay gặp hơn cả là vì bị quên vệ sinh. Anh đã gặp rất nhiều trường hợp máy rửa bát bị hỏng, điều hòa chạy mà không mát, máy giặt không thể xả, vắt… chỉ vì quá bẩn.

Theo anh Duy, hầu hết người sử dung không hề nghĩ tới việc vệ sinh định kỳ, chỉ tới khi máy trục trặc, họ mới gọi thở tới sửa và bất ngờ khi biết bên trong các vật dụng đó bám bụi, đọng bẩn như thế nào.

Anh Duy cho biết, khi các thiết bị điện “đình công” vì quá bẩn, nhiều người dùng vẫn cố bật đi bật lại, bật tăng công suất… khiến máy có thể bị hư hỏng nặng thêm, thậm chí không thể khôi phục lại nữa.

Như trường hợp một chiếc điều hòa anh mới sửa gần đây là một ví dụ.

Bật điều hòa mà phòng vẫn không mát, gia đình chị Tuyến (Trường Chinh, Hà Nội) cố mở đi mở lại ở nhiệt độ thấp nhất nhưng vẫn không ăn thua. Suốt mấy ngày liền như vậy, chị gọi thợ tới sửa thì họ cho biết cánh quạt, bộ dàn lạnh của điều hòa đã hỏng. Lý do là bộ dàn lạnh lâu ngày không được vệ sinh, bụi bám thành từng mảng nên không tỏa mát được. Đáng lẽ cần lau, cọ cho sạch thì gia đình lại cố bật hết công suất khiến cục nóng điều hòa phải chạy ở mức tối đa, dẫn tới hỏng cả cánh quạt.

Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, nguyên trưởng khoa thiết bị điện, điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các thiết bị điện trong gia đình khi quá bẩn thì không chỉ dễ hư hỏng mà còn gây tốn điện và hại cho sức khỏe người dùng, chẳng hạn điều hoà nhiều bụi bẩn thì không khí tỏa ra thậm chí còn ô nhiễm. Máy giặt bị đọng bùn, rêu mốc cũng khiến quần áo giặt không được sạch sẽ, có mùi, nhiễm nấm mốc…

Các chuyên gia cho biết, khi vệ sinh các thiết bị điện, người tiêu dùng cần tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời cân nhắc cái nào mình có thể tự làm và cái nào cần thợ chuyên nghiệp. Chẳng hạn: Bạn có thể tự lau chùi quạt điện, tủ lạnh nhưng nên gọi thợ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa nếu không hiểu rõ về thiết bị này. Ngay lúc mua thiết bị, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và yêu cầu nhà cung cấp tư vấn cách vệ sinh, bảo dưỡng cụ thể với từng loại máy móc.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *